BỆNH GOUT: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU, CHẨN ĐOÁN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

BỆNH GOUT: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU, CHẨN ĐOÁN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Bệnh gout (hay còn gọi là gút) là một rối loạn chuyển hóa phức tạp, ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Dù không phải nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tử vong nhưng bệnh gout ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp phòng ngừa hiệu quả bệnh gout là cần thiết để bảo vệ bản thân và nâng cao chất lượng cuộc sống. Bài viết này, Nikko Pharma sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện và khoa học về bệnh gout, giúp người đọc nắm bắt những kiến thức cần thiết.

Bệnh Gout là gì?

Bệnh gout, còn gọi là gút hay thống phong, là một dạng viêm khớp phổ biến, đặc trưng bởi những cơn đau đột ngột và dữ dội tại các khớp như ngón chân, ngón tay, đầu gối. Các cơn đau thường đi kèm với sưng đỏ, thậm chí người bệnh không thể di chuyển do đau.

Tầm quan trọng của việc nhận biết bệnh gout

Bệnh gout là một dạng viêm khớp phổ biến chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Theo thống kê, khoảng 35% dân số phải đối mặt với các bệnh viêm khớp, trong đó có gout. Cứ 100 người trưởng thành thì có khoảng 2-5 người mắc bệnh viêm khớp. Bệnh gout là dạng viêm khớp do vi tinh thể, đặc trưng bởi các đợt viêm khớp cấp tái phát.

Quan niệm trước đây cho rằng gout là “bệnh nhà giàu” và chỉ ảnh hưởng đến nam giới đã không còn chính xác. Ngày nay, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh ngày càng tăng, đặc biệt là nhóm phụ nữ sau mãn kinh. Lối sống hiện đại với chế độ ăn uống không lành mạnh đã góp phần làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh gout ở nhiều độ tuổi khác nhau.

Nguyên nhân gây bệnh gout

Purine và Sự mất cân bằng acid uric

Acid uric trong máu thường được duy trì ở mức cố định (210 – 420 umol/L đối với nam giới và 150 – 350 umol/L đối với nữ giới). Bệnh gout xảy ra khi thận không thể đào thải được acid uric, hoặc cơ thể sản sinh quá nhiều acid uric, dẫn đến sự tích tụ của các tinh thể urat trong khớp, gây ra đau và viêm.

Trong số các nguyên nhân dẫn đến tăng hàm lượng acid uric trong máu thì Purine là một trong những lý do phổ biến nhất. Purine là một chất tự nhiên có trong thực phẩm, đặc biệt là thịt, cá, hải sản. Khi tiêu hóa purine, cơ thể sản sinh ra acid uric. Tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa purine có thể dẫn đến sản sinh acid uric dư thừa.

Nguyên nhân nguyên phát và thứ phát

  • Nguyên nhân nguyên phát: Chủ yếu do yếu tố di truyền và cơ địa. Người bệnh có quá trình tổng hợp purine nội sinh tăng cao, dẫn đến mức acid uric vượt quá ngưỡng bình thường. Bệnh thường gặp ở nam giới trên 40 tuổi có thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh.
  • Nguyên nhân thứ phát: Do một số bệnh lý khác như đa hồng cầu, leucemie kinh thể tủy, hodgkin, sarcome hạch, hoặc do sử dụng thuốc điều trị các bệnh ác tính.

Dấu hiệu của bệnh Gout

Các giai đoạn và triệu chứng của bệnh gout

  • Giai đoạn tăng acid uric máu không triệu chứng: Nồng độ acid uric tăng cao nhưng chưa gây ra triệu chứng.
  • Giai đoạn gout cấp tính: Đau khớp dữ dội, thường xuất hiện vào ban đêm, kèm theo sưng, đỏ và nóng tại khớp bị ảnh hưởng. Đau thường tập trung ở ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay và khuỷu tay.
  • Giai đoạn gout mạn tính: Đau âm ỉ kéo dài sau các cơn đau dữ dội, viêm và tấy đỏ tại các khớp. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành mãn tính với các biến chứng nghiêm trọng như tổn thương khớp và thận.

Dấu hiệu bệnh gout

Phương pháp chẩn đoán bệnh Gout

Chẩn đoán bệnh gout thường khá đơn giản, đặc biệt khi bạn có các triệu chứng điển hình như viêm khớp ngón chân cái. Bác sĩ sẽ đánh giá dựa trên bệnh sử, khám sức khỏe, và các triệu chứng lâm sàng. Các bước chẩn đoán có thể bao gồm:

  • Yêu cầu bạn mô tả cơn đau khớp.
  • Xác định tần suất và cường độ đau.
  • Đánh giá các triệu chứng đỏ, sưng tại các khớp.

Trong một số trường hợp, để xác định chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm như:

  • Xét Nghiệm Máu: Xét nghiệm máu giúp đo nồng độ uric, mức uric cao có thể là dấu hiệu của bệnh gout, nhưng cần kết hợp với triệu chứng khác để chẩn đoán chính xác. Nhiều người có nồng độ uric cao nhưng không có triệu chứng của gout.
  • Chẩn Đoán Hình Ảnh: Siêu âm và chụp CT giúp phát hiện tổn thương khớp và tinh thể trong khớp. Chụp X-quang thường dùng để xác định tổn thương xương và khớp lâu năm do gout.
  • Kiểm Tra Dịch Khớp: Bác sĩ lấy mẫu dịch từ khớp bằng kim tiêm và kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm tinh thể urat. Phương pháp này giúp loại trừ các tình trạng tinh thể khác và xác định chính xác bệnh gout.

Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Gout

Bệnh gút ảnh hưởng đến nhiều đối tượng, tuy nhiên một số nhóm có nguy cơ cao hơn như:

  • Nam giới sau tuổi 40: Nam giới từ 40 tuổi trở lên chiếm hơn 80% số ca mắc gout. Chế độ sinh hoạt không lành mạnh, lạm dụng rượu bia, thuốc lá, và tiêu thụ nhiều đạm động vật là những yếu tố tăng nguy cơ.
  • Phụ nữ ở tuổi mãn kinh: Sự rối loạn nội tiết tố, đặc biệt là estrogen, làm tăng nguy cơ mắc gout.
  • Yếu tố di truyền: Có khoảng 5 loại gen liên quan đến gout, người có tiền sử gia đình mắc bệnh có nguy cơ cao hơn.
  • Lối sống không lành mạnh: Lạm dụng rượu bia, chế độ ăn nhiều purin làm tăng acid uric.
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, salicylate có thể làm tăng nồng độ uric.
  • Thừa cân, béo phì: Thừa cân tăng nguy cơ do lượng acid uric cao hơn.
  • Vấn đề sức khỏe khác: Bệnh thận, huyết áp cao, tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ mắc gout.

Phân loại bệnh Gout

Bệnh gout được chia theo giai đoạn tiến triển:

Tăng acid uric máu không triệu chứng: Không có triệu chứng rõ ràng nhưng tinh thể urat có thể lắng đọng trong mô gây tổn thương nhẹ.

Gout cấp tính: Tinh thể urat gây viêm và đau đớn dữ dội khi cọ xát vào niêm mạc khớp.

Gout mạn tính giai đoạn tạm ổn định: Các đợt cấp có thể tái phát không đều, phụ thuộc vào quá trình điều trị và lối sống.

Gout mãn tính có biến chứng: Xuất hiện hạt tophi lớn quanh khớp và trong thận gây tổn thương nghiêm trọng.

Biến chứng của bệnh Gout

Nếu không điều trị kịp thời, gout có thể dẫn đến:

  • Sỏi thận: Tích tụ tinh thể urat và canxi.
  • Tổn thương khớp: Thoái hóa khớp, hẹp động mạch, nguy cơ đột quỵ, đau tim.
  • Các vấn đề về tâm thần: Trầm cảm.
  • Rối loạn cương dương: Ở nam giới.
  • Phương Pháp Điều Trị Bệnh Gout

Điều trị bệnh Gout bao gồm

  • Thuốc giảm đau và viêm: Colchicine, NSAID, corticosteroid,…
  • Thuốc hạ acid uric: Allopurinol, Febuxostat giúp giảm mức acid uric.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Hạn chế thực phẩm giàu purin, rượu bia, duy trì cân nặng hợp lý.
  • Luyện tập sức khỏe: Giảm cân, uống nhiều nước, kiềm hóa nước tiểu bằng natri bicacbonat.
  • Thăm khám định kỳ: Đo nồng độ acid uric và kiểm soát triệu chứng.

Phòng ngừa bệnh Gout

Để phòng ngừa bệnh gout thì xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý, kiểm soát cân nặng là việc tối quan trọng.

Xây dựng lối sống lành mạnh để phòng ngừa bệnh gout

  • Tránh các thực phẩm giàu purine: Như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật, và một số loại rau như măng tây và nấm.
  • Hạn chế rượu và đồ uống có cồn: Đặc biệt là bia, vì chúng làm tăng nồng độ axit uric.
  • Uống nhiều nước: Giúp cơ thể loại bỏ axit uric qua đường tiểu.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Giảm cân giúp giảm acid uric và sức ép lên khớp. Tuy nhiên, bạn nên giảm cân từ từ nếu bạn thừa cân, vì giảm cân đột ngột có thể làm tăng nồng độ axit uric.
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ: Kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc bất cứ khi nào bạn nhận ra những dấu hiệu bất thường về sức khỏe là cách tốt nhất để phát hiện bệnh từ sớm và điều trị hiệu quả nhất.

Câu hỏi thường gặp về bệnh Gout

1. Bệnh gout có chữa khỏi hoàn toàn không?

Hiện nay không có cách chữa dứt điểm gout nhưng có thể kiểm soát triệu chứng và duy trì mức acid uric ổn định.

2. Bệnh gout thường gây đau ở đâu?

Cơn đau thường xuất hiện ở ngón chân cái, gót chân, bắp chân, mắt cá chân, gây cảm giác ớn lạnh, rùng mình và sốt nhẹ.

3. Người bị bệnh gout sống được bao lâu?

Gout là bệnh mãn tính, người bệnh có thể sống bình thường nếu kiểm soát tốt nồng độ acid uric và điều trị đúng phương pháp.

4. Người bị bệnh gout có thể dùng sản phẩm bổ sung nào?

Gút là một dạng viêm khớp, vì vậy, bạn có thể tham khảo các sản phẩm bổ sung có chứa một số hoạt chất.

  • Glucosamine và Chondroitin: giúp duy trì cấu trúc và chức năng của sụn khớp, giảm viêm và đau khớp.
  • Curcumin từ nghệ: Chất chống viêm tự nhiên, giúp giảm sưng và đau khớp.
  • Collagen: Hỗ trợ cấu trúc da, sụn và xương khớp, giúp cải thiện độ đàn hồi và độ chắc khỏe của khớp.
  • Canxi và vitamin D3, K2: Giúp tăng mật độ xương, duy trì sức khỏe xương.

Các hoạt chất này giúp giảm đau và cải thiện sự linh hoạt của khớp, đặc biệt trong các giai đoạn không bị cơn gout cấp tính. Bạn có thể tham khảo viên uống hỗ trợ xương khớp Flex Power tại đây: https://nikkopharma.com/products/vien-uong-ho-tro-xuong-khop-flex-power

Bệnh gout tuy không trực tiếp nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra nỗi đau dai dẳng, có thể để lại nhiều biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, việc phòng ngừa từ sớm quá lối sống và chế độ dinh dưỡng lành mạnh, chủ động khám sức khỏe định để phát hiện và điều trị kịp thời là cần thiết, đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao.