5 Thói Quen Xấu Làm Tăng Nguy Cơ Thoái Hóa Khớp – Bạn Có Đang Mắc Phải?

5 Thói Quen Xấu Làm Tăng Nguy Cơ Thoái Hóa Khớp – Bạn Có Đang Mắc Phải?

Thoái hóa khớp (Osteoarthritis) là một bệnh lý mạn tính, đặc trưng bởi sự suy giảm chất lượng sụn khớp và biến đổi cấu trúc xương dưới sụn, dẫn đến đau đớn và hạn chế chức năng vận động. Ngoài các yếu tố như tuổi tác, di truyền và chấn thương, một số thói quen sinh hoạt hàng ngày có thể góp phần đáng kể vào việc gia tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Dưới đây là 5 thói quen xấu làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp mà bạn nên chú ý.

Ít vận động là một thói quen xấu làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp

1. Ít vận động

Một trong những nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp mà nhiều người không nhận ra chính là thiếu vận động. Khi bạn ít vận động, các cơ xung quanh khớp sẽ yếu đi và không đủ khả năng hỗ trợ các khớp, khiến chúng dễ bị tổn thương và thoái hóa. Các khớp cũng trở nên cứng và ít linh hoạt hơn khi không được sử dụng thường xuyên.

Ngoài ra, việc thiếu vận động còn làm giảm lưu lượng máu tới các khớp, khiến cho quá trình phục hồi của các mô sụn bị chậm lại, làm tăng nguy cơ tổn thương khớp. Vì vậy, việc tập thể dục đều đặn, như đi bộ, chạy bộ hoặc bơi lội, là rất quan trọng để duy trì sự khỏe mạnh cho hệ xương khớp. Trong giờ làm việc, nên tranh thủ đi lại khi có thể và điều chỉnh tư thế ngồi đúng để giảm tác động lên khớp.

Làm việc hoặc tập luyện sai tư thế là một thói quen xấu làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp

2. Tư thế sinh hoạt và làm việc sai cách

Việc duy trì tư thế sai trong sinh hoạt và lao động là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa khớp, đặc biệt là đối với những người làm công việc văn phòng hoặc các công việc yêu cầu phải ngồi lâu. Khi ngồi cong lưng hoặc gập cổ liên tục trong một thời gian dài, áp lực lên đĩa đệm và các khớp cổ, khớp lưng sẽ tăng lên, gây ra đau nhức và tổn thương.

Thói quen cúi đầu khi sử dụng điện thoại hoặc máy tính cũng có thể gây tổn thương cho khớp cổ, làm giảm khả năng vận động của cổ và đốt sống cổ, dễ dẫn đến thoái hóa cột sống. Nếu không cải thiện tư thế ngồi làm việc, người bệnh sẽ gặp phải các vấn đề về khớp vai, khớp cổ và thậm chí là các bệnh lý liên quan đến thoái hóa cột sống.

Chế độ ăn uống không lành mạnh là một thói quen xấu làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp

3. Chế độ ăn uống không lành mạnh

Chế độ ăn uống thiếu cân bằng, giàu chất béo bão hòa, đường tinh luyện và thực phẩm chế biến sẵn là nguyên nhân làm tăng nguy cơ viêm khớp và đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp. Chất béo bão hòa và đường trong thực phẩm chế biến sẵn có thể kích thích sản xuất các gốc tự do, làm suy giảm chất lượng sụn khớp, khiến khớp mất đi độ đàn hồi và khả năng chịu lực.

Bên cạnh đó, chế độ ăn thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu canxi, vitamin D và omega-3, cũng có thể làm suy yếu cấu trúc xương và khớp. Để bảo vệ sức khỏe khớp, bạn cần duy trì chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng, bao gồm các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, omega-3, vitamin C, kẽm, magie và các chất chống oxy hóa. Một số hoạt chất có lợi cho xương khớp bao gồm glucosamine, chondroitin, collagen type II, hyaluronic acid, curcumin… có thể được bổ sung qua thực phẩm chức năng.

Sử dụng rượu bia, thuốc lá là một thói quen xấu làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp

4. Sử dụng thuốc lá, rượu bia

Chất kích thích như rượu bia, thuốc lá không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thần kinh mà còn tác động xấu đến sức khỏe xương khớp, làm gia tăng nguy cơ thoái hóa khớp.

Hút thuốc lá là một trong những yếu tố làm suy giảm mật độ xương, hạn chế khả năng hấp thụ canxi và gây viêm mãn tính trong cơ thể, dẫn đến thoái hóa sụn khớp nhanh chóng. Nicotine còn làm giảm lưu lượng máu đến khớp, khiến quá trình phục hồi tổn thương diễn ra chậm hơn.

Bên cạnh đó, việc tiêu thụ rượu bia thường xuyên có thể làm rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, gia tăng sản xuất các chất gây viêm như cytokine, góp phần phá hủy sụn khớp. Đặc biệt, rượu bia làm suy giảm chức năng gan, giảm khả năng thải độc và hấp thu dưỡng chất cần thiết cho xương khớp như vitamin D, magie và canxi, khiến hệ xương dễ bị tổn thương hơn.

Đi dép cao gót thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp

5. Đi giày cao gót thường xuyên

Việc đi giày cao gót có thể khiến cơ thể mất đi sự cân bằng tự nhiên, tạo ra sự dồn trọng lượng vào phần trước của bàn chân, gây ra áp lực lớn lên khớp gối và khớp hông. Khi đi giày cao gót, các cơ và dây chằng ở chân cũng phải làm việc nhiều hơn để giữ thăng bằng, dẫn đến tình trạng mệt mỏi và căng cơ, gây tổn thương dần dần cho các khớp.

Giày cao gót không chỉ gây hại cho bàn chân mà còn ảnh hưởng đến các khớp như khớp gối, khớp hông và cột sống thắt lưng. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe xương khớp, bạn nên hạn chế đi giày cao gót và ưu tiên lựa chọn những loại giày dép có độ bám tốt, thoải mái và phù hợp với cấu trúc chân.

Kết Luận

Thoái hóa khớp không chỉ do yếu tố tuổi tác hay di truyền, mà còn bị ảnh hưởng bởi lối sống và thói quen sinh hoạt. Thay đổi những thói quen này sẽ góp phần giảm nguy cơ thoái hóa khớp và duy trì sức khỏe lâu dài.

 

Bài viết liên quan:

Thoái Hóa Khớp Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Thoái Hóa Khớp Gối Có Nguy Hiểm Không? Cách Phòng Ngừa & Điều Trị Hiệu Quả

Đau Khớp Do Thoái Hóa Khớp Hay Viêm Khớp? Cách Phân Biệt và Hướng Điều Trị