TÌM HIỂU CẤU TẠO HỆ XƯƠNG KHỚP
-
Người viết: Nikko Pharma
/
Hệ xương trong cơ thể con người đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Nó không chỉ đảm bảo rằng các hoạt động vận động diễn ra một cách ổn định và mềm mại mà còn bảo vệ các cơ quan khác trong cơ thể tránh khỏi tổn thương. Để duy trì sức khỏe và sự chắc khỏe của hệ xương, việc thực hiện các thay đổi tích cực trong lối sống là điều cần thiết, và việc này nên bắt đầu từ càng sớm càng tốt, chứ không phải chỉ khi về già.
I. Xương - Khớp - Hệ cơ: 3 thành phần tạo nên Hệ Vận Động
Hệ vận động của con người bao gồm hai thành phần chính: Phần thụ động, gồm bộ xương và khớp xương liên kết. Phần vận động, gồm hệ cơ, hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
Xương
Có tổng cộng 206 chiếc xương trong cơ thể con người, chúng có độ dài và hình dạng đa dạng, tạo nên hệ thống xương hỗ trợ và bảo vệ các cơ quan nội tạng khỏi tổn thương lý học.
Khớp
Nơi nối giữa các đầu xương gọi là khớp. Cấu tạo của khớp thường bao gồm dây chằng và cơ bắp.
- Dây chằng có tác dụng như những dải băng co giãn gắn kết các xương với nhau trong khi cơ thể chuyển động, giúp khớp được vững chắc.
- Cơ bắp co duỗi để làm khớp chuyển động.
Hệ cơ
Hệ cơ gồm có 600 cơ tạo thành, là những cơ vân (hay cơ xương) bám vào 2 đầu xương giúp cho cơ thể cử động. Nhờ hệ vận động ta có những hình dạng nhất định, lao động, bộc lộ được cảm xúc của mình.
Hệ cơ bao gồm khoảng 600 cơ vận (hoặc cơ xương) gắn vào hai đầu xương, giúp cho cơ thể có khả năng vận động. Chính thông qua hệ vận động này, con người có thể thể hiện hình dáng cơ thể, thực hiện các hoạt động vận động và biểu đạt cảm xúc của mình.
II. Thành Phần Cấu Tạo của Xương và Khớp
Thành phần hóa học của xương gồm 2 chất chính: một loại chất hữu cơ gọi là cốt giao và một số chất vô cơ là các muối canxi. Chất khoáng làm cho xương bền chắc, cốt giao đảm bảo tính mềm dẻo. Tỉ lệ cốt giao thay đổi tùy theo tuổi. Trong xương người trưởng thành, cốt giao chiếm 1/3 còn các muối canxi chiếm khoảng 2/3. Nếu ta đem tách riêng hai chất này thì xương không đạt đủ hai đặc tính trên.
Chính vì thế, xương có hai đặc tính cơ bản: mềm dẻo và bền chắc.
- Nhờ tính mềm dẻo nên xương có thể chống lại tất cả các lực cơ học tác động vào cơ thể;
- Nhờ tính bền chắc mà bộ xương có thể nâng đỡ cơ thể. Độ bền chắc của xương người trưởng thành có thể gấp 30 lần so với loại gạch tốt.
III. Phân Loại Các Dạng Xương
Căn cứ vào hình dạng và cấu tạo, xương có thể được phân thành ba loại chính:
- Xương dài: Có hình dạng ống, thường chứa tủy đỏ ở trẻ em và tủy mỡ ở người trưởng thành. Ví dụ như xương ống tay, xương đùi, và xương cẳng chân. Loại xương này chiếm đa số trong cơ thể con người.
- Xương ngắn: Có kích thước ngắn, chẳng hạn như xương đốt sống, xương cổ chân, và cổ tay.
- Xương dẹt: Có hình dạng bản dẹt và mỏng, ví dụ như xương bả vai, xương cánh chậu, và các xương trong hộp sọ. Loại xương này thường ít hơn so với hai loại khác.
IV. Sự Phát Triển của Xương
Xương to ra về chiều ngang là nhờ các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới đẩy tế bào cũ vào trong rồi hóa xương.
Xương dài ra là nhờ quá trình phân bào ở sụn tăng trưởng.
Ở tuổi thiếu niên xương phát triển nhanh. Đến 18 - 20 tuổi ở nữ hoặc 20 - 25 tuổi đối với nam xương phát triển chậm lại. Ở người trưởng thành, sụn tăng trưởng không còn khả năng hóa xương, vì thế người không cao thêm. Người già xương bị phân hủy nhanh hơn sự tạo thành, tỉ lệ cốt giao giảm, vì vậy xương người già xốp giòn và dễ gãy và nếu gãy thì xương phục hồi rất chậm, không chắc chắn.
V. Khớp Xương Là Gì?
Nơi tiếp giáp giữa các đầu xương gọi là khớp xương.
Có ba loại khớp là: khớp động như các khớp ở tay, chân; khớp bán động như khớp các đốt sống và khớp bất động như khớp ở hộp sọ.
Khớp động: Đây là loại khớp cử động dễ dàng và phổ biến nhất trong cơ thể người như khớp xương đùi và xương chày, khớp xương cánh chậu và xương đùi. Mặt khớp ở mỗi xương có một lớp sụn trơn, bóng và đàn hồi, có tác dụng làm giảm sự cọ xát giữa hai đầu xương. Giữa khớp có một bao đệm chứa đầy chất dịch nhầy do thành bao tiết ra gọi là bao hoạt dịch. Bên ngoài khớp động là những dây chằng dai và đàn hồi, đi từ đầu xương này qua đầu xương kia làm thành bao kín để bọc hai đầu xương lại. Nhờ cấu tạo đó mà loại khớp này cử động dễ dàng. Khớp động phức tạp nhất trong cơ thể người là khớp gối.
Khớp bán động: Đây là loại khớp mà giữa hai đầu xương khớp với nhau thường có một đĩa sụn làm hạn chế cử động của khớp. Khớp bán động điển hình là khớp đốt sống, ngoài ra còn có khớp háng. Ở trẻ em, có xương mông và xương ấy...các đĩa sụn rất đàn hồi nên dễ uốn lưng mềm mại hay xoạc chân ra dễ dàng. Trái lại ở người trưởng thành và nhất là người già, các đĩa sụn dẹp lại làm cột sống khó cử động hơn, xoạc chân ra khó khăn.
Khớp bất động: Trong cơ thể có một số xương được khớp cố định với nhau, như xương hộp sọ và một số xương mặt. Các xương này khớp với nhau nhờ các răng cưa nhỏ hoặc do những mép xương lợp lên nhau kiểu vảy cá nên khi cơ co không làm khớp cử động.
Tóm Lại
Hệ thống xương và khớp trong cơ thể con người không chỉ đảm bảo tính nâng đỡ và bảo vệ mà còn cho phép cơ thể thực hiện các phản ứng vận động phức tạp. Cấu tạo của xương, bản chất đàn hồi và cứng cáp của chúng, cùng với loại khớp tạo ra sự đa dạng và linh hoạt trong chuyển động của con người. Điều này thể hiện sự phức tạp và tinh tế trong cấu trúc của hệ thần kinh và hệ thống xương-khớp của chúng ta.
Viết bình luận